Về đầu menu

mới

HIỆN CHÚNG TÔI ĐANG BÁN CÁC SẢN PHẨM CŨ NHƯ SAU

pallet nhựa giá rẻ
pallet nhựa bán giá rẻ
sản phẩm pallet nhựa cũ
đã qua sử dụng
pallet nhựa tại Hà Nội Việt Nam
công ty pallet nhựa hà Nội Việt
pallet nhựa cũ giá 90k
rổ nhựa tại công ty nhựa Ha Noi Việt
cung cấp rổ nhựa vuông chữ nhật Gia rẻ tại Hà Nôi Việt
mua rổ nhựa vuông tại Hà Nôi Việt Nam
Giá bán rổ nhựa 100k
bảng giá sản phẩm rổ nhựa
rổ nhựa Gia rẻ tại Hà Nôi Việt
Hà Nôi Việt Nam
Giá bán rổ nhựa chữ nhật
bảng giá sản phẩm rổ nhựa
Hiển thị các bài đăng có nhãn chung-khoan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chung-khoan. Hiển thị tất cả bài đăng
21_11
công ty pallet Hà Nội

HIỂU VỀ SIÊU CHU KỲ HÀNG HÓA

Thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng của giá hàng hóa trên toàn thế giới. Giá dầu đã vượt trên 80 USD, 1 thùng giá than đá, phân bón, thép cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Cụm từ siêu chu kỳ hàng hóa ngày một xuất hiện nhiều trên các mặt báo vậy siêu chu kỳ hàng hóa là gì? Nguyên nhân nào gây ra siêu chu kỳ hàng hóa và cùng nhìn lại những siêu chu kỳ hàng hóa đã được ghi lại trong lịch sử kinh tế thế giới.

1)  Siêu chu kỳ hàng hóa là gì?

Hàng hóa (commodities) là các sản phẩm dùng trong thương mại được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa thành phẩm đầu cuối hoặc các dịch vụ khác

Siêu chu kỳ hàng hóa được định nghĩa là một giai đoạn kéo dài, thị trường chứng nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu gây khó khăn cho các nhà cung cấp từ đó dẫn đến sự tăng trưởng mạnh của giá hàng hóa trong nhiều năm thậm chí là nhiều thập kỷ.

2. Điều gì thúc đẩy sự tăng giá hàng hóa?

Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực trong đó có việc làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế đồng thời cũng khiến nhiều khu vực sản xuất bị tê liệt điều này đã khiến giá hàng hóa, nguyên liệu thô giảm mạnh, Giá dầu đã có lúc giảm xuống mức  37 USD một thùng trong năm 2020. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm động lực khai thác và sản xuất nguyên liệu thô. Sang năm 2021 với sự ra đời của vaccine cũng như việc đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng và thúc đẩy mở cửa để khôi phục kinh tế đã giúp các hoạt động sản xuất dần hồi phục.

Giá hàng hóa và nguyên liệu thô là một trong những tín hiệu quan trọng phản ánh sự phục hồi hay suy thoái của nền kinh tế. Trên thực tế giá dầu tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế trong thời điểm hiện tại giá dầu đã vượt mốc 80USD/ thùng. Sự hồi phục của nền kinh tế thúc đẩy giá hàng hóa tăng trưởng.

Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc giá hàng hóa tăng mạnh là do việc chính phủ các quốc gia tích cực bơm tiền cứu vãn nên kinh tế khiến thanh khoản thị trường tăng mạnh từ đó đẩy giá hàng hóa leo thang và có nguy cơ gây ra lạm phát.

3. Nhìn lại những siêu chu kỳ hàng hóa trong quá khứ

a) Siêu chu kỳ thứ nhất

Siêu chu kỳ thứ nhất diễn ra vào thế kỷ 19, Khi Hoa kỳ bắt đầu quá trình công nghiệp hóa, cùng thời gian này thế giới vừa trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần 2. Trong giai đoạn này nhiều nhà máy và hạ tầng đường sắt được đẩy mạnh, đồng thời nhu cầu sản xuất máy móc, vũ khí và xu hướng điện hóa đã thúc đẩy giá kim loại và dầu mỏ tăng cao vào những năm 1900.

b) Siêu chu kỳ thứ Hai

Siêu chu kỳ thứ 2 diễn ra trong gia đoạn 1933-1961. Khi các quốc gia bắt đầu chạy đua vũ trang chuẩn bị cho thế chiến thứ 2. Giá hàng hóa trong giai đoạn đó đã tăng liên tiếp trong vòng 15 năm và lập đỉnh vào năm 1940. Giá dầu và kim loại tăng mạnh trong giai đoạn này và sau năm 1940 khi các quốc gia bắt đầu khắc phục hậu quả chiến tranh và đi vào sản xuất. Giá nông sản cũng tăng mạnh và lập đỉnh năm 1940 và giảm mạnh ngay sau đó.

c) Siêu chu kỳ thứ ba

Diễn ra trong giai đoạn từ 1962-1955. Trong giai đoạn này các nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh sau thế chiến 2, Năng lực sản xuất toàn cầu tăng mạnh đến đầu năm 1970. Sau đó khi công nghệ phát triển hoạt động sản xuất được tự động hóa khiến hàng hóa tăng mạnh về sản lượng là lý do khiến giá hàng hóa giảm. Trong khi đó giá kim loại lại tăng cao do nhu cầu tái thiết sau chiến tranh.

Siêu chu kỳ hàng hóa lần này ghi dấu ấn với cuộc khủng hoảng dầu trong giai đoạn 1973 - 1979. Trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng giá dầu, thị trường thép cũng trải qua thời kỳ hỗn loạn sau khoảng 10 năm tăng giá liên tiếp vào những năm 1960. Giá thép giảm dần từ năm 1973 tới cuối những năm 1990 do tình trạng dư thừa công suất.

d) Siêu chu kỳ thứ

Siêu chu kỳ thứ 4 bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2015 nhờ quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Trung Quốc nói riêng và khối BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) nói chung. Đợt bùng nổ hàng hóa này chủ yếu do nhu cầu tăng từ các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2013, cũng như như lo ngại về nguồn cung hàng hóa cho dài hạn.

Điểm chung của các chu kỳ hàng hóa điều bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô và dầu mỏ cho sản xuất.

4. Mối quan tâm ở hiện tại

Giá hàng hóa tăng cao đang dẫn đến áp lực chi phí đầu vào và là mối quan tâm ngày càng tăng, vì nó không chỉ được cho là sẽ ảnh hưởng đến chi phí phát triển cơ sở hạ tầng ở các quốc gia mà còn có tác động đến lạm phát nói chung, phục hồi kinh tế và hoạch định chính sách.

Giá kim loại cao hơn sẽ dẫn đến lạm phát Chỉ số giá bán buôn (WPI) cao hơn và do đó lạm phát cơ bản có thể không giảm.

Các hàng hóa có xu hướng tăng giá trong siêu chu kỳ bao gồm:

• Dầu thô: Dầu thô được tinh chế thành các sản phẩm dầu mỏ - xăng, nhiên liệu máy bay và dầu diesel - và được sử dụng để vận chuyển và cung cấp năng lượng cho máy móc.

• Than đá : Mặt hàng này được các công ty điện lực mua để sản xuất điện và các nhà sản xuất thép (như than luyện cốc hoặc than luyện thép) để sản xuất thép.

• Khí tự nhiên: Khí tự nhiên được sử dụng bởi các công ty, đôi khi được sử dụng thay thế cho nhiên liệu lỏng, để tạo ra điện.

Kết luận:

Ở thời điểm hiện tại giá hàng hóa đã ghi nhận một sự tăng trưởng mạnh mẽ điều này khiến nhiều nhà đầu tư chú ý hơn đến các cổ phiếu của nhóm ngành này tuy nhiên khi lựa chọn doanh nghiệp cần chú ý về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và lựa chọn thời điểm thích hợp để thoát hàng.

Xem bài đăng
21_09
Nhà đầu tư tố cáo công ty chứng khoán Tân Việt

Lẽ ra mình cũng không định đăng tải lại bài viết này.. nhưng tại hôm nay tìm trên google thì thấy gần như các bài viết trước đó trên các báo điện tử bị gỡ hết xuống..

Tự nhiên thấy bị khóa mõm nhau bức xúc..làm ăn quá tầm bậy, nhưng cậy quyền thế bắt mọi người phải im lặng là sao?

MÌnh tìm lại bài viết này thì một trang của báo đầu tư đăng tải bị tháo dỡ nhưng rất may bộ nhớ cache của google vẫn còn lưu lại.

Đây là bằng chứng khi tìm lại bài viết này thì chỉ còn xuất hiện trên bộ nhớ đếm của google
Mình đăng tải lại bài viết này:

Ngày 26/9, chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1983, ngụ đường Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), gửi đơn đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và một số cơ quan báo chí để tố cáo Công ty Chứng khoán Tân Việt, trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, có hành vi vô trách nhiệm làm mất hơn 150 triệu đồng của nhà đầu tư.

Theo trình bày trong đơn, chị Hồng có tài khoản chứng khoán mã số: 044C419942-6, mở tại Công ty Chứng khoán Tân Việt, người môi giới tư vấn là ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1983). Vào 17 giờ ngày 8/9/2021, chị Hồng chốt số dư tài khoản ròng có 865.000.000 đồng. Tuy nhiên, lúc 8 giờ ngày 9/9/2021, chị phát hiện số tiền trong tài khoản ròng là 715.000.000 đồng, mất 150.000.000 đồng.

Công văn của Công ty Chứng khoán Tân Việt trả lời chị Nguyễn Thị Hồng, thừa nhận phần mềm của công ty có vấn đề.

Ngay sau khi phát hiện bị mất tiền trong tài khoản, chị Hồng báo ngày cho ông Nguyễn Hồng Khanh (người tư vấn), và ông Khanh xác nhận đã báo công ty. Tuy nhiên, hơn 24 tiếng đồng hồ sau, chị Hồng vẫn không nhận được bất cứ thông tin gì của Công ty Chứng khoán Tân Việt về việc tiền của chị Hồng bị mất trong tài khoản.

“Lúc 9 giờ ngày 10/9/2021, tôi liên lạc với anh Khanh thêm lần nữa để khiếu nại về việc này, thì anh Khanh cho rằng công ty chưa tìm được nguyên nhân tại sao mất tiền nên chưa liên lạc với tôi. Đến 13 giờ ngày 10/9/2021, ông Dương - Trưởng phòng Giao dịch chi nhánh TP Hồ Chí Minh, gọi điện giải thích việc mất tiền trong tài khoản là do lỗi phía phòng dịch vụ công ty quên hủy quyền mua APG, mong tôi thông cảm và cho công ty cơ hội sửa sai”, chị Hồng trình bày.

Thế nhưng, đến 10 giờ ngày 11/9/2021, một nhân viên ở trụ sở ngoài Hà Nội gọi điện cho chị Hồng để nói rằng: Việc này là bình thường, hay xảy ra nên không có vấn đề gì.

Vì không đồng ý với câu trả lời của các bạn nhân viên nên chị Hồng đã khiếu nại đến Công ty Chứng khoán Tân Việt. Lần thứ nhất, chị Hồng khiếu nại qua điện thoại về quá trình tiếp nhận xử lý của công ty quá tệ, coi thường tiền của khách hàng và không đồng nhất trong câu trả lời về nguyên nhân việc mất tiền của khách. Đến lần thứ hai, chị Hồng khiếu nại qua eMail vì không thoả đáng. Đến ngày 13/9/2021, tôi tiếp tục gửi eMail (contact@tvsi.com.vn) tới Công ty Chứng khoán Tân Việt để khiếu nại.


“Ngày 20/9/2021, Công ty Chứng khoán Tân Việt mới gửi công văn số 828/2021/CV-XLKNCP trả lời tôi với nội dung: Quá trình tiếp nhận khiếu nại của khách hàng chưa thực sự ngắn gọn; Việc xóa giá trị quyền mua của khách hàng tại ngày cổ phiếu về trên tài khoản (9/9/2021) chứ không phải xóa tại ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua (19/7/2021) phù hợp với thực tế vận hành nhằm tránh biến động liên tục tài sản của khách hàng khi có doanh nghiệp gia hạn thời gian đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm.Việc xác định thời gian xóa quyền mua này của Công ty chứng khoán phù hợp quy định pháp luật và các quy chế của Sở GDCK và trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam”, chị Hồng, nói.

Do công văn số 828 nêu trên trả lời  không thỏa đáng, nên chị Hồng gửi đơn tố cáo Công ty Chứng khoán Tân Việt, với các nội dung: Quy trình tiếp nhận khiếu nại phản hồi quá tệ, xem thường tiền của khách hàng; Phần mềm hiển thị sai tài sản ròng hơn hai tháng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và tinh thần của khách hàng, nhưng công ty không phát hiện sớm và không có hướng xử lý cho hợp lý khi khách hàng phát hiện ra.

Trao đổi với phóng viên, chị Hồng còn cho biết thêm vấn đề khách hàng bị mất tiền như trường hợp của chị Hồng không phải mới xảy ra lần đầu ở Công ty Chứng khoán Tân Việt, mà trước đó từng xảy ra với người khác. Do đó, với nội dung tố cáo nêu trên, chị Hồng mong Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào cuộc xem xét, xử lý vi phạm của Công ty Chứng khoán Tân Việt để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

tác giả Tân Tiến

 

Lời bàn:
Giả sử nhà đầu tư đòi hỏi Tân Việt như ban đầu Tân Việt không giải quyết họ nản chí thì sao?
Số tiền ít chị Hồng chậc lười (như chị nói rất nhiều lần) thì nhiều người bị như thế sự thất thoát tiền của nhà đầu tư rơi vào tay ai
Tại sao lại phải nỗ lực xóa các bài viết khi mà tân Việt làm sai như vậy? phải chăng truyền thống bưng bít thông tin cho những hành động sai trái này ngang nhiên tồn tại mãi để bưng bít các nhà đầu tư mù mờ về công ty Tân Việt


Xem bài đăng
21_06
công ty pallet Hà Nội

Mấy năm qua có quá nhiều lỗi của HSX làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam méo mó, đỉnh điểm là việc HSX luôn bị nghẽn lệnh, nhưng họ kiên quyết không xử lý.. và định gây áp lực để nhà nước phải bỏ ra một số tiền khổng lồ để cải thiện sàn.. Favi đã vạch mặt và chỉ đích danh lãnh đạo của HSX những thủ đoạn bỉ ổi đối với thị trường làm mất lòng tin của các nhà đầu tư..

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vafi-chi-trich-lanh-dao-hsx-de-xuat-co-phan-hoa-so-giao-dich-20210310120746068.htm

Có thể nói đây là bài báo đọc mà cảm thấy mát lòng mát dạ nhất từ lúc biết đến chứng khoán đến nay. Bao năm trên thị trường này, chứng kiến nhiều  góc tối. Rõ như ban ngày, điển hình như mã Ros của công ty FLC Faros một công ty với sự minh bạch kém đến thế  vẫn được niêm yết trên Hose và vào được rổ VN30 (rổ vn30 những mã đại diện cho nền kinh tế Việt Nam)  thì chúng ta thấy cũng phải chào thua. Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong vô vàn mưu kế của các doanh nghiệp để hút máu các NĐT cá nhân mà lãnh đạo Hose làm ngơ

Thị trường chứng khoán Việt Nam có phát triển hay không? Có thu hút được các NĐT trong nước và nước ngoài hay không? Rất cần yếu tố minh bạch!!! Và tôi rất hi vọng lần này qua đơn kiến nghị của VAFI bộ tài chính sẽ làm ra tình trạng này!!!

Trong bài báo đại diện VAFI có kể đến rất nhiều góc khuất  đó là phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá bán giấy lấy tiền để hút máu các NĐT như thế nào trên group "Chứng khoán - Lướt Sóng Thần" vào năm 2019. Có rất nhiều bài viết của các nhà đầu tư phàn nàn khi mà có quá nhiều nhiều doanh nghiệp đang dùng thủ thuật bán cổ phiếu dưới mệnh và thu về hàng ngàn tỷ đồng từ những NĐT cá nhân thiếu kinh nghiệm.

CÁCH NHỮNG CON MA CÀ RỒNG HÚT MÁU NĐT NHỎ LẺ THÔNG QUA VIỆC PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU.

FLC muốn bán gần 300 triệu cổ phần với giá 10,000đ.

Tại sao một doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu thấp hơn nhiều với mức giá 10.000đ/cp và thanh khoản cũng rất cao lại có thể liên tục phát hành thành công cổ phiếu với giá 10.000đ/cp. Có lẽ vấn đề này nhiều nhà đầu tư lâu năm và có kinh nghiệm sẽ hiểu rõ. Vì thế hôm nay tôi viết bài này là muốn chia sẻ đến nhiều nhà đầu tư mới hay chưa có nhiều kiến thức chuyên môn để hiểu rõ và tránh các cạm bẫy mà chủ doanh nghiệp đang dăng ra cho các nhà đầu tư. Tôi sẽ lấy 1 ví dụ doanh nghiệp A chứ không động đến bất kì doanh nghiệp nào trên sàn (mặc dù có rất nhiều) để tránh vạ lây vào thân:

- Một doanh nghiệp A đang có mức thị giá cổ phiếu là 5000đ/cp. Thì khi công ty phát hành thêm hàng trăm triệu cổ phiếu với giá 10.000đ/cp thì có NĐT nào mua không? Chắc chắn là không! Vì chúng ta hoàn toàn có thể mua trực tiếp trên sàn với giá rẻ hơn nhiều mà cũng không hề bị hạn chế thanh khoản. Đó là tư duy logic mà một đứa trẻ cũng có thể hiểu huống hồ chi là những NĐT. Tuy nhiên, doanh nghiệp A vẫn phát hành thành công lô cổ phiếu này. Điều này là một bằng chứng cho thấy người mua những cổ phiếu trong đợt phát hành hoàn toàn không phải là nhà đầu tư bình thường mà bản chất là những “chân gỗ” được chủ doanh nghiệp A tạo ra để mua lượng cổ phiếu với giá “vô lý” như vậy.

- Vậy tiền đâu mà những chân gỗ này có để mua lượng cổ phiếu phát hành này? Chẳng đâu xa, số tiền này chính là của doanh nghiệp A đẩy qua cho các chân gỗ của mình thông qua các khoản mục như: "phải thu khách hàng”, “cho vay ngắn hạn” “ủy thác đầu tư” hoặc đâu đó nó cũng có thể biến đổi thành "Hàng tồn kho ảo". Sau khi các chân gỗ nhận được tiền rồi sẽ mua ngược lại cổ phiếu phát hành của doanh nghiệp, thế là dòng tiền lại hoàn nhập lại doanh nghiệp A giúp doanh nghiệp A về bản chất vẫn hoạt động bình thường không thiếu tiền, chỉ có khác 1 điều là những dấu vết đen tối còn để lại trên BCTC và con Ma cà rồng lại có thêm hàng trăm triệu cổ phiếu với giá vốn gần như bằng 0đ/cp.

- Sau khi có được thêm hàng trăm triệu cổ phiếu với giá vốn gần như là 0đ/cp. Con ma cà rồng đó lại mang lên sàn rồi làm hàng loạt các game đầu cơ kích thích lòng tham của cổ đông nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để bán số cổ phiếu đó với giá ví dụ như 5000đ/cp và thu về khoản lợi nhuận bằng tiền tưới thóc thật hàng nghìn tỷ đồng của các NĐT nhỏ lẻ.

Quay lại với FLC, Tôi có môi nghi ngờ vô cùng lớn mà tôi xin đưa ra các quan điểm cho các NĐT tự đánh giá. Lần gần đây nhất là năm 2016 FLC đã phát hành thành công 108tr cổ phiếu với giá 10.000đ/cp. Lập tức trên BCTC của FLC khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng gấp đôi từ 3,671 tỷ lên 6,718 tỷ, hàng tôn kho tăng gần gấp đôi từ 620 tỷ lên thành 1239 tỷ (Hình 1), và xuất hiện hàng loạt khoản cho vay ngắn hạn với giá trị gần 3700 tỷ đồng (Hình 2).

FLC có minh bạch hay không? có rút ruột dòng tiền của cổ đông không? có hút máu của các NĐT nhỏ lẻ hay không thì tôi nghĩ các NĐT cũng đã có câu trả lời cho mình. Đôi với các cổ phiếu kém minh bạch thì việc bạn mua các cổ phiếu này không chỉ đơn thuần là việc mua một cổ phiếu mà còn là việc mua cả " Tư duy đầu cơ kém lành mạnh". Tôi đã chứng kiến rất nhiều người tan nát tài khoảng, đốt cháy số tiền mồ hôi xương máu tiết kiệm cả đời của mình bởi những cổ phiếu kém minh bạch thế này, nhưng tôi chưa chưa thấy NĐT nhỏ lẻ nào có thể làm giàu và kiếm được tiền bền vững ở đây. Cách tốt nhất là NĐT nên tránh xa những kiểu doanh nghiệp không lành mạnh này ra.

Đây chỉ là 1 phần nhỏ trong các góc khuất hiện nay. Và vẫn còn rất nhiều góc khuất, cạm bẫy do sự thiếu minh bạch của thị trường tạo ra. Không những ở những cổ phiếu rác, cổ phiếu zombie mà ngay cả những doanh nghiệp được cho là doanh nghiệp tiềm năng thu hút rất nhiều NĐT một thời cũng không hẳn thật sự minh bạch và đã gây ra thiệt hại nặng nề cho các NĐT. Tôi không hẳn là đã đủ giỏi và hiểu hết về các góc khuất, sự đen tối của thị trường này những để nói hết thì với rất nhiều trường hợp tôi biết đến chắc sẽ còn rất dài. Nếu các bạn quan tâm tôi sẽ chia sẻ dần, để chẳng may VAFI không thanh lọc được toàn bộ thì NĐT chúng ta cũng biết thêm 1 chút kiến thức mà tránh bớt cạm bẫy trên thị trường này!!!

Xem bài đăng
21_03
công ty pallet Hà Nội

 Kể từ trong dịp tết nguyên đán 2021 Tân Sửu VN-Index tưởng chừng như đã có thể vượt lên 1200 điểm nhưng không nó đã chỉ chạm đến gần 1200 điểm rồi down mạnh có lúc chỉ còn dưới 1000 điểm

Tuy nhiên đến hôm nay 18 tháng 3 sự thăng tiến của rổ VN30 đóng cửa ở mức 1211,54 điểm đã kéo Vn-Index lên 1200,94 điểm một kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhưng nói đến những kỷ lục của thị trường chứng khoán như thế không thể không nói đến một kỷ lục nữa mà chúng ta đang chứng kiến đó là dòng cổ phiếu của FLC

Những doanh nghiệp như dòng họ FLC nhất định phải được ghi vào lịch sử kinh tế Việt Nam hiện đại nói chung và lịch sử chứng khoán Việt Nam thời kỳ mông muội, rừng rú với những giá trị bị đảo lộn, với sự dễ dãi của nhà chức trách khi duyệt doanh nghiệp lên sàn. Thời mà cứ bánh vẽ công ty rồi lên sàn, bán giấy lấy tiền thật về.

Một tập đoàn vẽ ra những dự án tỷ usd, chục tỷ usd về bất động sản, du lịch rồi hàng không, xây dựng, nông nghiệp...nhưng lãi  lại đến từ mua bán chứng khoán. Quý 4, FLC lãi từ bán chứng khoán lên tới 4.700 tỷ. Có biết bao nhà đầu tư gà mơ đã bị rơi vào những nồi nước sôi như FLC Faros để rồi bị luộc chín hết cả, game này game kia vỡ tan tành cuốn theo tiền bạc, nhà cửa...

Từ mức giá đỉnh cao 182.000 đồng rơi về mức giá trà đá 2.100 đồng/cổ phiếu ở Việt Nam mình mấy ai làm được. Một doanh nghiệp vốn điều lệ 5.600 tỷ nhưng lãi 2 tỷ, PE cổ phiếu 1.147. Những người mua ROS phải mất tới 1.147 năm mới hoà vốn với mức sinh lời hiện nay của doanh nghiệp.

Các cổ phiếu họ FLC đa phần đều mua bán lòng vòng, sở hữu chéo tùm lum, do đó doanh thu và lợi nhuận, các khoản đầu tư đều không được thuyết minh rõ ràng. Như GAB - cty gạch của FLC với mức PE 1.864 thì người mua cổ phiếu mất 1.864 năm để hoà vốn, gạch này ném vỡ mặt nhà đầu tư mất thôi.  Chung quy lại nó là đánh bạc hợp pháp chứ đầu tư  gì với cái PE >1.000.

Một hãng bay non trẻ nhưng báo lãi trước thuế 400 tỷ năm 2020 - một năm mà ngành hàng không vật lộn với khủng hoảng covid-19, nhiều hãng bay phá sản, thua lỗ hàng tỷ usd. Khoản lãi kia không biết từ bút toán nào mà có, hay từ trên trời rơi xuống vì Bamboo không công khai báo cáo tài chính. Nhưng lãi đường hoàng, sao phải chây ì, chiếm dụng vài trăm tỷ thuế phí không trả cho ACV (mới đây FLC cũng thua kiện HBC do không trả tiền nhà thầu). Báo lãi ầm ầm là thế mà trong văn bản của Hiệp hội Hàng không gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nói Bamboo kiến nghị được Chính phủ chấp thuận cho vay 5.000 tỷ lãi suất 0% theo hình thức tái cấp vốn, và chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay 5.000 tỷ nữa với lãi suất hỗ trợ. Căng nhỉ, trong khi đó Bamboo cũng mới tăng vốn lên 10.500 tỷ. Từ mức 700 tỷ vèo cái lên 10.500 tỷ, Thánh Gióng 

Có một lý do là dù trái đất tận thế thì Bamboo vẫn phải được xào xáo ra một báo cáo đẹp để đạt điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán (2 năm lãi liên tiếp), bán cổ phiếu thu tiền tươi. Buồn cười nhất quả vốn tăng khủng như Thánh Gióng đứng thứ 2 chỉ sau Vietnam Airlines, gấp đôi vốn Vietjet nhưng doanh thu thì bé xíu. Thế mới thấy độ ảo của vụ tăng vốn.

Cứ vài năm, tỷ phú lại đưa một doanh nghiệp khủng niêm yết, bán giấy lấy tiền thật, có lúc còn bán chui bị phạt thì chẳng mấy chốc mà thành tỷ phú giàu nhất thế giới.

Các F0 khi xuống tiền mua cổ phiếu bằng những đồng tiền xương máu hãy nghĩ cho thật kỹ: “Bị lừa lần đầu có thể là lỗi của họ, nhưng bị lừa thêm nhiều lần nữa, chắc chắn là lỗi của ta rồi”!


Xem bài đăng
21_02
công ty pallet Hà Nội

Thị trường chứng khoán vào những ngày đầu tiên của năm 2021 mấy ngày qua đang làm rất nhiều cổ đông bức xúc.. ngoài trò bán khống như mã HQC thì còn một chiêu nữa để bức tử khách hàng đó là trò sử dụng đòn bẩy tài chính, hay còn gọi là Margin.

Câu chuyện cuối năm Canh Tý:  Sự lũng đoạn thị trường trắng trợn của các công ty chứng khoán VN với kỹ nghệ xén lông cừu bất hợp pháp được dung túng.

Bất cứ ai trong mỗi nhà đầu tư chúng ta cũng đều đã từng ít nhất một lần sử dụng dịch vụ margin (cho vay cầm cố chứng khoán). Margin là con dao 2 lưỡi, vào tay người sử dụng thành thạo sẽ là đòn bẩy tích cực và ngược lại sẽ trở thành con dao phản chủ. Dùng nó như thế nào là quyền mỗi người và kết quả có ra sao thì người sử dụng sẽ luôn phải tự chịu trách nhiệm với bản thân.

Tuy vậy, nếu câu chuyện về margin chỉ có vậy thì rất đỗi bình thường và hoàn toàn công bằng. Có điều, thực trạng từ trước tới nay lại không hoàn toàn đúng như nhiều người vẫn tưởng vậy hoặc đã tùng biết nhưng không dám/không muốn lên tiếng để tự bảo vệ quyền lợi. Đó là hành vi của các công ty chứng khoán có thể cấu thành tội phạm xâm hại lợi ích nhà đầu tư bằng thủ thuật xén lông cừu thô bạo, đặc biệt khủng khiếp nhất trong giai đoạn vừa qua, đạp chỉ số VNIndex bay hơn 200 điểm (thành quả của cả năm 2020) chỉ trong vòng 10 ngày(19/1-29/1), qua đó ép những nhà đầu tư khóc dở mếu dở phải bán chứng khoán mà mình đang nắm giữ với bất cứ giá nào.

1. Nguyên nhân của cú hạ sát F0 vừa qua từ đâu ?

Ai cũng biết, từ khi dịch Covid xảy ra trên toàn thế giới thì xuất hiện một làn sóng đầu tư mới gọi là F0. Đây là nhưng tay chơi mới nhưng cực kì táo bạo đã dẫn đầu làn sóng tiên phong đưa các chỉ số CK toàn cầu vượt qua các mốc lịch sử trong một năm dù đau thương, mất mát vô cùng lớn bởi Covid. 

Dòng tiền từ nhưng F0 này mang đến sự tươi trẻ và hào sảng nhưng cũng đã làm ngứa mắt các Fn. Câu chuyện về các F0 tạo nên làn sóng cướp cổ phiếu diện rộng trong cả năm 2020 như những chàng Robinhood lại càng làm cho các Fn mà đứng đằng sau là các quỹ đầu tư, các tay to phố Wall nóng mắt quyết dạy cho họ một bài học "Ai mới là ông chủ". Chúng ta vừa được chứng kiến một trận đấu vô tiền khoáng hậu giữa đội F0 - tập hợp cùng nhau trên Reddit, với một Hedge Fund chuyên short sell cổ phiếu mà dù kết quả như thế nào đi nữa thì nó cũng sẽ mãi mãi trở thành một tiền lệ mà các đại ca phố Wall sẽ phải dè chừng sau này. Ở Việt Nam cũng vậy, khi mà VNINDEX hừng hực khí thế bứt tung ngưỡng cản lịch sử 1.200 đã làm đội Fn mà đằng sau là tập hợp của các công ty chứng khoán hàng đầu nóng mắt và quyết cùng nhau bày mưu làm thịt.

2. Kế hoạch của họ như thế nào ?

Các công ty chứng khoán họ có một sức mạnh tuyệt luân để điểm vào tử huyệt của con mồi bất cứ khi nào họ muốn. Đó chính là "Bẫy margin". Và từ đó họ xây dựng một kế hoạch vô cùng chi tiết và hoàn hảo.

Bước thứ nhất: Ngay khi VnIndex chuẩn bị chạm ngưỡng lịch sử, đã bắt đầu rộ lên việc căng nguồn đồng loạt của các công ty chứng khoán do số lượng TK mở mới nhiều quá dẫn đến nguồn vốn margin đối ứng là không đủ.

Bước thứ hai: Sau khi loan báo rộng bước thứ nhất, Các công ty chứng khoán bắt đầu thông báo hạ tỷ margin được vay. Ví dụ: Thay vì tỷ lệ vay/tài sản thực = 1/1, họ siết lại còn 1/2. Và đương nhiên, tất cả các tài khoản dùng full margin sẽ phải nộp thêm tiền mặt hoặc bán ra số cổ phiếu mà mình nắm giữ để đảm bảo mức an toàn.

Bước thứ ba: Do dòng tiền thịt của F0 nộp vào khá tốt, nên số cổ phiếu bắt buộc bán ra chưa đủ lượng để làm cho thị trg phản ứng giảm. Bắt đầu chuyển sang một đòn tàn bạo hơn: Đó là định lại giá trần cổ phiếu trong danh mục được margin. Ví dụ: Khi bạn có 1000 cp X với giá thị trường 20k/cp, với tỷ lệ vay 1:1, hôm nay bạn sẽ mua thêm 1000 cp nữa do kì vọng giá lên. Tuy nhiên, ngay hôm sau bạn bất ngờ nhận được thông báo họ đánh giá lại giá trần cho vay của cp X chỉ là 10k/cp. Vậy thì, đương nhiên để đảm bảo danh mục an toàn bạn sẽ phải bán ra bắt buộc 500 cp vừa mua (nếu không muốn phải nộp thêm tiền mặt)

Bước thứ tư, sau 3 bước choáng váng kia đã dội gáo nước lạnh vào khí thế hừng hực của F0 đủ để làm cho thị trường nguội lạnh và tự từ từ  điều chỉnh giảm kiểu domino. Đúng lúc, kết hợp với tin về Covid bắt đầu đã gây nên sự bán tháo, hoảng loạn từ ngày 19/1 trở đi. Và con bài kết liễu tiếp tục đưa ra, đó là: Khoá hạn mức các cổ phiếu mà nhiều người muốn bắt đáy dù sức mua trong tài khoản đáp ứng đầy đủ, với lý do: Nhiều người mua vào cp phiếu đó nên công ty phải khoá hạn mức để bảo đảm an toàn 🙂.

Với liên hoàn cước 4 bước trên được thi triển khiến nhà đầu tư hoàn toàn bị động và không được ai bảo vệ quyền lợi chính đáng: Các công ty chứng khoán đã thành công rực rỡ trong việc ép đầu bán phải ra hàng trong khi khoá tay đầu mua. Đương nhiên, thị trường sẽ sập là chuyện không thể bàn cãi nhất là kết hợp tin Covid như hổ thêm cánh giúp chỉ trong 10 ngày họ đã hoàn thành vượt chỉ tiêu, giảm từ hơn 1200 điểm về dưới 1000 điểm ngày 28/01/2021.

Và cuối cùng, sau khi đã đạt mục đích, mọi mức margin lại được mở tối đa trở lại như chưa hề có chuyện gì xảy ra từ đầu tháng 02/2021 để bắt đầu cho một chu kì xén lông cừu mới :))

3. Những kiến nghị để kiểm soát hành vi tiêu cực trong vai trò tạo lập của các công ty chứng khoán.

Các công ty chứng khoán đứng trên vai trò tạo lập thị trường là điều tốt nhưng do quyền năng quá lớn của họ với "Bẫy margin", nếu Bộ tài chính và Uỷ ban chứng khoán nhà nước không có chế tài để kiểm soát, đảm bảo quản lý rủi ro và công bằng giữa bên cho vay (công ty chứng khoán) và bên đi vay (nhà đầu tư) thì chính các công ty chứng khoán thay vì là nhà tạo lập giúp thị trường bền vững sẽ lại là tác nhân kéo thụt lùi định hướng phát triển thị trường chứng khoán cũng như mục tiêu nâng hạng của Chính phủ.

Huy Khoa rất mong trong những bạn nằm trong friend list ít ỏi của mình, những người làm nhà báo, những người làm bên quản lý chính sách tài chính vĩ mô sẽ góp phần đưa tới vài kiến nghị sau đối với các nhà hoạch định chính sách vĩ mô:

(1): Luôn kiểm tra giám sát tỷ lệ margin (margin chui) tại các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán nhỏ đảm bảo tuân thủ theo quy định của UBCKNN

(2) Luật định việc thẩm định, đánh giá trần và tỷ lệ margin được phép trong danh mục theo định kì và đặc biệt không cho phép bất kì sự thay đổi nào trong kì. Điều này sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư sử dụng dịch vụ margin của công ty chứng khoán cũng như nâng cao trách nhiệm của chính các công ty chứng khoán trong việc thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, định giá, đưa mức trần cho vay đối với từng loại cổ phiếu trong danh mục margin, tương tự như một món vay tại ngân hàng... thay vì tự để thị trường thả nổi định giá các cp đó.

(3) Cần tách bạch vai trò của công ty chứng khoán: Môi giới, tư vấn, dịch vụ BL với vai trò đầu tư kinh doanh chứng khoán để tránh sự xung đột lợi ích giữa công ty và chính các khách hàng mà mình phục vụ. Vai trò tự doanh chứng khoán phải chuyển về quỹ đầu tư độc lập.

P/S: Thực sự cách đây vài tuần trước khi xảy ra vụ sập domino trên TTCK, từ các động thái khi qua trao đổi với một số bạn môi giới của vài Cty CK, tôi đã đọc rõ được kế hoạch của họ,  chỉ là không nghĩ họ mạnh tay trắng trợn quá mức như lần này. Và chính vì vậy, dù khá bức xúc với các hành động trơ trẽn trên, nhưng phải đến hôm nay , khi thị trường đã bắt đầu quay trở lại ổn định, Huy Khoa mới viết bài trên coi như câu chuyện cuối năm để chúng ta cùng nhìn lại, hiểu rõ hơn để lường trước các rủi ro tương tự trong tương lai cũng như có vài lời kiến nghị đến cơ quan quản lý vĩ mô và tới chính các công ty chứng khoán nên cùng nhau nhìn nhận lại: Hãy từ bỏ thói quen "Tham bát bỏ mâm" để cùng nhau bay cao.

Xem bài đăng