Về đầu menu

mới

HIỆN CHÚNG TÔI ĐANG BÁN CÁC SẢN PHẨM CŨ NHƯ SAU

pallet nhựa giá rẻ
pallet nhựa bán giá rẻ
sản phẩm pallet nhựa cũ
đã qua sử dụng
pallet nhựa tại Hà Nội Việt Nam
công ty pallet nhựa hà Nội Việt
pallet nhựa cũ giá 90k
rổ nhựa tại công ty nhựa Ha Noi Việt
cung cấp rổ nhựa vuông chữ nhật Gia rẻ tại Hà Nôi Việt
mua rổ nhựa vuông tại Hà Nôi Việt Nam
Giá bán rổ nhựa 100k
bảng giá sản phẩm rổ nhựa
rổ nhựa Gia rẻ tại Hà Nôi Việt
Hà Nôi Việt Nam
Giá bán rổ nhựa chữ nhật
bảng giá sản phẩm rổ nhựa
Hiển thị các bài đăng có nhãn co-phieu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn co-phieu. Hiển thị tất cả bài đăng
21_08
công ty pallet Hà Nội

Các chiêu thức làm giá của đội lái : Câu chuyện phát hành riêng lẻ của một số doanh nghiệp niêm yết - Họ gà hay chúng ta gà???

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án phát hành riêng lẻ (PHRL) để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên câu chuyện đằng sau việc PHRL là gì, mục đích thực sự của PHRL liệu có phải là do doanh nghiệp muốn tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay vì mục đích khác? Hôm nay tôi xin mổ xẻ việc PHRL của một số doanh nghiệp để anh em hiểu rõ hơn về câu chuyện này.

- Trước tiên, tôi khẳng định việc PHRL của một số doanh nghiệp làm thật ăn thật là rất tốt, lợi cả đôi đường. Doanh nghiệp vừa lựa chọn được cổ đông chiến lược tin cậy, vừa tăng vốn thành công để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cổ đông chiến lược thì chọn lựa được doanh nghiệp đảm bảo, làm ăn hiệu quả, giúp cho khoản vốn đầu tư sinh lời.

- Tôi chỉ đề cập đến câu chuyện PHRL của một số doanh nghiệp làm giả ăn thật, điền hình như C6x, MBx , CCx, KSx… và còn nhiều doanh nghiệp như vậy. Đặc điểm của các doanh nghiệp này thường là làm ăn bết bát, vốn điều lệ tăng liên tục nhưng kết quả kinh doanh lại lẹt đẹt, BLĐ có tiền sử làm giá chính CP của doanh nghiệp mình nhằm mục đích kiếm lời, doanh nghiệp không minh bạch, có tiền sử dính phốt, thị giá CP ở mức thấp dưới mệnh giá…

1. Nội dung PHRL: tăng vốn ảo để gia tăng lượng CP nắm giữ. Thực chất vốn điều lệ tăng nhưng tiền thật phục vụ sản xuất kinh doanh thì không tăng.

2. Mục đích việc PHRL: để bán lượng CP PHRL ra bên ngoài qua kênh mua bán trực tiếp trên sàn giao dịch nhằm kiếm tiền hợp pháp.

3. Cách thức thực hiện:

+ Đối tượng PHRL là người thân của Ban lãnh đạo (BLĐ) như người nhà, bạn bè, bạn làm ăn… nhưng chỉ đứng tên, còn BLĐ thực chất mới là người quản lý và sở hữu lượng CP PHRL này.

+ Đội lái: chính là Ban lãnh đạo kết hợp với một đội lái bên ngoài (có thể đội lái thuộc một công ty CK nào đó), gọi chung là đội lái.

+ Thông thường, CP PHRL sẽ bị hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành. Do đó, để bán được, đội lái cần chờ đến thời điểm khoảng sau 1 năm mới hành động (có thể sớm hơn chút hoặc muộn hơn vài tháng).

+ Như chúng ta đã biết, BLĐ nhờ người một số thân đứng ra đăng ký mua hết lượng CP PHRL, số tiền mua sẽ được BLĐ chuyển cho những người thân này để nộp cho doanh nghiệp theo kênh chính thống để xác nhận việc đã nộp tiền mua CP PHRL. Sau đó số tiền này sẽ được chuyển ngược lại cho BLĐ   các kênh như ủy thác đầu tư, làm tăng khoản trả trước cho bên bán, làm tăng khoản phải thu khách hàng, làm tăng giá trị lượng hàng tồn kho… (so sánh BCTC quý 2/2018 và quý 3/2018 của CCx thấy phần phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng đột biến, ứng với thời gian PHRL vào đầu quý 2/2018). Như vậy việc PHRL đã thành công, lượng CP PHRL đã được BLĐ mua với giá 0 đồng.

+ Sau khoảng thời gian hợp lý, đội lái sẽ dùng nghiệp vụ của mình (các bạn xem lại bài viết của tôi về các chiêu thức làm giá của đội lái) để đánh dần mức giá CP lên mức kế hoạch (mức này thường cao hơn rất nhiều lần mệnh giá).

+ Khi đạt mức giá kế hoạch, đội lái sẽ dùng các chiêu thức để thả thính nhà đầu tư nhỏ lẻ như quay tay tạo thanh khoản, đăng ký mua vào lượng lớn, phân phối đẩy giá trần, kê lệnh đỡ giá… và sẽ dần dần bán ra lượng CP PHRL. Để dễ dàng phân phối hàng ra bên ngoài, trong giai đoạn này, BLĐ doanh nghiệp sẽ vẽ ra các kế hoạch này nọ, triển vọng này nọ hay mông má BCTC để có kết quả kinh doanh đột biến (ví dụ như kiểu mông má BCTC đột biến của SRx) hoặc sẽ ra nhiều tin tốt hỗ trợ. Vậy là nhỏ lẻ sẽ sập bẫy đội lái khi tranh nhau mua vào lượng CP giấy bằng tiền thật.

+ Ở cuối chu kỳ phân phối CP PHRL, đội lái sẽ sử dụng chiêu thức phân phối giá trần, phân phối giá sàn, kê lệnh đỡ giá… để bán nốt lượng CP còn lại. Sau đó đội lái sẽ buông và giá CP sẽ xuống dốc không phanh.

4. Kết luận:

+ Anh em nào đủ giỏi có thể mua vào từ khi đội lái bắt đầu đẩy giá và giữ cho đến giai đoạn đội lái bắt đầu phân phối hàng ra bên ngoài mới chốt lãi thì sẽ ăn đủ, có thể lãi gấp vài lần. Ví dụ MBx mua vào tầm 5.0 và chốt lãi trên 30, CCX

+ Anh em nào không đủ giỏi thì xin đứng ngoài hoặc chỉ nên men theo sóng ăn từng đoạn cho an toàn.

+ Tuyệt đối không bị lừa nhẩy vào mua ở mức giá cao chót vót trong gai đoạn lái phân phối hàng (thường là giai đoạn CP có thanh khoản rất cao, giá CP trần sàn liên tục, doanh nghiệp ra nhiều tin tốt, BLĐ hay cổ đông lớn đăng ký mua lô lớn…). Bởi vì giai đoạn này kiếm ăn sẽ rất khó, vào ra không đúng nhịp mà dính phải nhịp giảm không phanh thì xác định luôn rồi.

5. Áp dụng để chơi CP có câu chuyện PHRL:

+ Cách chơi với dạng CP có câu chuyện PHRL: chúng ta theo dõi tất cả các mã có kế hoạch PHRL, tạo một list theo dõi riêng, nhớ ghi rõ ngày PHRL. Sau khoảng thời gian tầm 8 tháng kể từ ngày PHRL, chúng ta bắt đầu theo dõi CP đó, nếu thấy có hiện tượng đẩy giá thì sẽ mua vào từ đầu chân sóng. Sau đó nắm giữ để xem game đẩy giá ra sao. Nếu ổn thì giữ lại tầm vài tháng cho đến khi có dấu hiệu lái phân phối thì chốt, hoặc khi đạt mức giá kỳ vọng thì chốt cho an toàn. Nếu game đẩy giá không ổn thì coi như chơi lướt với CP đó, chốt lãi, cắt lỗ như bình thường.

+ Cách chơi này thực sự là liều ăn nhiều và đòi hỏi người chơi phải đủ bản lĩnh, phải có cái đầu lạnh để giữ hàng vì trong giai đoạn đẩy giá, sẽ có vài đoạn CP sẽ bị giảm mạnh do lực bán chốt lãi. Nếu không có cái đầu lạnh, người chơi sẽ bán ra chốt lãi ở những đoạn chỉnh mạnh này để đảm bảo phần lãi và như vậy người chơi sẽ mất hàng và sẽ không dám mua lại CP đó để nắm giữ.

+ Không khuyến khích anh em chơi loại CP kiểu này. Hãy tránh xa CP giấy, họ luôn là người chiến thắng với bất kỳ giá bán nào còn chúng là chỉ là gà mà thôi.

Xem bài đăng
21_03
công ty pallet Hà Nội

 Kể từ trong dịp tết nguyên đán 2021 Tân Sửu VN-Index tưởng chừng như đã có thể vượt lên 1200 điểm nhưng không nó đã chỉ chạm đến gần 1200 điểm rồi down mạnh có lúc chỉ còn dưới 1000 điểm

Tuy nhiên đến hôm nay 18 tháng 3 sự thăng tiến của rổ VN30 đóng cửa ở mức 1211,54 điểm đã kéo Vn-Index lên 1200,94 điểm một kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhưng nói đến những kỷ lục của thị trường chứng khoán như thế không thể không nói đến một kỷ lục nữa mà chúng ta đang chứng kiến đó là dòng cổ phiếu của FLC

Những doanh nghiệp như dòng họ FLC nhất định phải được ghi vào lịch sử kinh tế Việt Nam hiện đại nói chung và lịch sử chứng khoán Việt Nam thời kỳ mông muội, rừng rú với những giá trị bị đảo lộn, với sự dễ dãi của nhà chức trách khi duyệt doanh nghiệp lên sàn. Thời mà cứ bánh vẽ công ty rồi lên sàn, bán giấy lấy tiền thật về.

Một tập đoàn vẽ ra những dự án tỷ usd, chục tỷ usd về bất động sản, du lịch rồi hàng không, xây dựng, nông nghiệp...nhưng lãi  lại đến từ mua bán chứng khoán. Quý 4, FLC lãi từ bán chứng khoán lên tới 4.700 tỷ. Có biết bao nhà đầu tư gà mơ đã bị rơi vào những nồi nước sôi như FLC Faros để rồi bị luộc chín hết cả, game này game kia vỡ tan tành cuốn theo tiền bạc, nhà cửa...

Từ mức giá đỉnh cao 182.000 đồng rơi về mức giá trà đá 2.100 đồng/cổ phiếu ở Việt Nam mình mấy ai làm được. Một doanh nghiệp vốn điều lệ 5.600 tỷ nhưng lãi 2 tỷ, PE cổ phiếu 1.147. Những người mua ROS phải mất tới 1.147 năm mới hoà vốn với mức sinh lời hiện nay của doanh nghiệp.

Các cổ phiếu họ FLC đa phần đều mua bán lòng vòng, sở hữu chéo tùm lum, do đó doanh thu và lợi nhuận, các khoản đầu tư đều không được thuyết minh rõ ràng. Như GAB - cty gạch của FLC với mức PE 1.864 thì người mua cổ phiếu mất 1.864 năm để hoà vốn, gạch này ném vỡ mặt nhà đầu tư mất thôi.  Chung quy lại nó là đánh bạc hợp pháp chứ đầu tư  gì với cái PE >1.000.

Một hãng bay non trẻ nhưng báo lãi trước thuế 400 tỷ năm 2020 - một năm mà ngành hàng không vật lộn với khủng hoảng covid-19, nhiều hãng bay phá sản, thua lỗ hàng tỷ usd. Khoản lãi kia không biết từ bút toán nào mà có, hay từ trên trời rơi xuống vì Bamboo không công khai báo cáo tài chính. Nhưng lãi đường hoàng, sao phải chây ì, chiếm dụng vài trăm tỷ thuế phí không trả cho ACV (mới đây FLC cũng thua kiện HBC do không trả tiền nhà thầu). Báo lãi ầm ầm là thế mà trong văn bản của Hiệp hội Hàng không gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nói Bamboo kiến nghị được Chính phủ chấp thuận cho vay 5.000 tỷ lãi suất 0% theo hình thức tái cấp vốn, và chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay 5.000 tỷ nữa với lãi suất hỗ trợ. Căng nhỉ, trong khi đó Bamboo cũng mới tăng vốn lên 10.500 tỷ. Từ mức 700 tỷ vèo cái lên 10.500 tỷ, Thánh Gióng 

Có một lý do là dù trái đất tận thế thì Bamboo vẫn phải được xào xáo ra một báo cáo đẹp để đạt điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán (2 năm lãi liên tiếp), bán cổ phiếu thu tiền tươi. Buồn cười nhất quả vốn tăng khủng như Thánh Gióng đứng thứ 2 chỉ sau Vietnam Airlines, gấp đôi vốn Vietjet nhưng doanh thu thì bé xíu. Thế mới thấy độ ảo của vụ tăng vốn.

Cứ vài năm, tỷ phú lại đưa một doanh nghiệp khủng niêm yết, bán giấy lấy tiền thật, có lúc còn bán chui bị phạt thì chẳng mấy chốc mà thành tỷ phú giàu nhất thế giới.

Các F0 khi xuống tiền mua cổ phiếu bằng những đồng tiền xương máu hãy nghĩ cho thật kỹ: “Bị lừa lần đầu có thể là lỗi của họ, nhưng bị lừa thêm nhiều lần nữa, chắc chắn là lỗi của ta rồi”!


Xem bài đăng