Về đầu menu

mới

HIỆN CHÚNG TÔI ĐANG BÁN CÁC SẢN PHẨM CŨ NHƯ SAU

pallet nhựa giá rẻ
pallet nhựa bán giá rẻ
sản phẩm pallet nhựa cũ
đã qua sử dụng
pallet nhựa tại Hà Nội Việt Nam
công ty pallet nhựa hà Nội Việt
pallet nhựa cũ giá 90k
rổ nhựa tại công ty nhựa Ha Noi Việt
cung cấp rổ nhựa vuông chữ nhật Gia rẻ tại Hà Nôi Việt
mua rổ nhựa vuông tại Hà Nôi Việt Nam
Giá bán rổ nhựa 100k
bảng giá sản phẩm rổ nhựa
rổ nhựa Gia rẻ tại Hà Nôi Việt
Hà Nôi Việt Nam
Giá bán rổ nhựa chữ nhật
bảng giá sản phẩm rổ nhựa
16_11

Gần đây dư luận tại Việt Nam hay trên các diễn đàn facebook có nói đến vấn đề nợ công của Việt Nam, nhiều tin cho hay nó đã quá cao so với GDP, rồi vượt ngưỡng.. rồi lại nghe tin chính phủ thông báo nợ công vẫn trrong ngưỡng cho phép..vậy nợ công là gì, nó ảnh hưởng thế nào đến kinh tế đất nước, nọ công theo quy định được áp dụng ở một số quốc gia tiên tiến thì nó bao gồm các khoản nợ của chính phủ (nợ đi vay trong nước, nợ vay ngoài nước, bao gồm các khoản nợ thương mại, nợ vay ưu đãi như ODA..,nói tóm lại nợ công còn bao hàm cả nợ doanh nghiệp, nợ của các tổ chức khác..) nó đều được gói gốp vào cái tên là nợ công Quốc Gia Về nợ công ta hiểu đơn giản như thế này. Đó là bất cứ những gì nó được gọi là nợ công, đó là hậu quả cửa sự tích lũy hàng năm qua sự thâm hụt ngân sách dai dẳng. Đấy là kết cục của nhiều năm các nhà lãnh đạo chính phủ của các quốc gia chi tiêu nhiều hơn nguồn thu thuế. Lý do đơn giản chi tiêu bừa bãi thì hết tiền thì phải đi vay hay in bạc ra dùng. Đi vay nhiều thì giá trái phiếu bị sụt, lợi suất trái phiếu tăng vọt, thì tất nhiên lãnh hậu quả nền kinh tế đi vào hướng trả lãi lẫn trả nợ gia tăng hơn nữa. Mà in bạc ra tiêu xài thì gây ra nạn lạm phát, đồng tiền mất giá thì lại còn làm gia tăng nợ công thêm. Ôi thôi chạy đường nào cũng bít cửa hết.
    Về phân tích chuyên môn nợ công, nếu muốn giảm nợ công xuống thì phải cắt giảm chi tiêu bao gồm nhiều khoản chi, có mục đích hay vô bổ..nó mới giảm được nợ. nhưng xét về phương diện phát triển thì là điều khó bởi quen nghiện các "công trình dự án nghìn tỷ" nên khó bỏ. Còn muốn khuyến khích tăng trưởng để tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao thì phải tăng đầu tư và cái vòng luẩn quẩn là lại đi vay, rồi chất thêm nợ, dù rằng trong ngắn hạn về lý thuyết 1 năm hay 2 năm có thể đẩy nợ công giảm xuống, nhưng sang các năm tiếp theo thì nợ sẽ phình to ra hơn.
Về thâm thủng ngân sách không hẳn là xấu, nếu các chính phủ có thể để thâm hụt vừa phải nó sẽ là hữu ích.
   Vì trong thực tế, chi tiêu của chính phủ nó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một thành phần của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chứ chưa phải là bi quan, nhưng chi tiêu nhiều mà hết nghĩ đến chuyện trả nợ và chỉ nghĩ đến tăng thuế thật cao để bù đắp thì nên nghĩ đến viễn cảnh là hễ ló đầu ra ngoài là bị chủ nợ đòi nợ Mối liên hệ giữa nợ công với một công ty sản xuất nào đó chẳng hạn công ty sản xuất pallet
Nợ công tác động đến ngành kinh doanh pallet
   Bạn cứ tưởng tưởng công ty này phát triển lành mạnh ở một quốc gia lành mạnh về tiền bạc, nợ công thì sự ổn định và phát triển của nó được tính trong sự trường tồn, các giá cả cạnh tranh cũng ổn định, nên ít bị tác động bởi chiến lược dài hơi của ban lãnh đạo công ty, yếu tố đầu vào của sản phẩm là cực kỳ quan trọng sự ổn định về giá cả, sẽ đem đến sự yên tâm trong các tác mở rộng sản xuất đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, nếu nợ công tăng quá cao thì nó sẽ tác động như thế nào với doanh nghiệp này.
   Vì tăng thuế mạnh quá doanh nghiệp không có lời thì họ đóng cửa, hay tuyên bố phá sản thì nhà nước lấy đâu tiền thu thế mà trả nợ, vì ta còn kinh doanh sản xuất đâu mà thu thuế., chính phủ chắc chắn phải tìm nguồn tiền để trả nợ, việc tăng thuế phí là điều đương nhiên, thông qua các mặt hàng như xăng, dầu, thuế môi trường, thuế doanh nghiệp...đồng tiền mất giá.. do bơm tiền mặt ra dẫn đến doanh sản xuất pallet có giá thành sản xuất cao, không cạnh tranh nổi với thị trường, dẫn đến phá sản hoặc làm ăn cầm chừng, pallet không bán được không làm ăn được hệ lụy là công nhân mất việc làm, không có việc, thuế nhà nước thu từ các doanh nghiệp như này sẽ không có..dẫn đến nền kinh tế bị phá vỡ..
   Còn chuyện đoạn trích của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng: "Giải trình lý do nợ công “phình to”, Bộ trưởng Tài chính cho biết nguyên nhân đầu tiên là do tăng trưởng không đạt kế hoạch.". Đây là câu trả lời quá lý thuyết và vụng về.
Đơn giản khỏi giải thích dài dòng, tôi lấy thí dụ của nước Đức, đó là năm 2014 -- GDP của nước Đức là 3.868,29 tỷ $ (nợ công của Đức là 73,11% so với GDP năm 2014), nhưng năm 2015 thì GDP của Đức giảm chỉ còn 3.355,77 tỷ $ (nợ công năm 2015 của Đức thì chỉ còn 69,50% so với GDP năm 2015). Tức là GDP năm 2015 của Đức giảm đến 512,52 tỷ $ so với năm 2014.
Đó là Đức họ có kỷ luật ngân sách, và đi vay có khả năng trả nợ, mà vay bằng tiền của công chúng Đức, và không vay nợ nước ngoài nhiều, dù rằng trước đây Đức khôn khéo đi vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế, nhưng giữ được mức nợ thấp hợp lý so với sản lượng kinh tế của họ nên vay nợ với lãi thấp nên phí tổn trả lãi không cao.
   Quốc tế hay nhận định hầu hết các quan chức VN bất cứ ông bà nào, chức vụ nào đi đâu hay phát biểu gì kể cả đi ra nước ngoài dự hội nghị quốc tế thì họ để ý tò mò là các quan chức VN từ cấp bộ cho đến cấp lãnh đạo đều có tờ giấy hay tập tài liệu soạn sẵn và họ chỉ đọc như cái máy, nếu ai hỏi khác thì họ nhăn mặt khó chịu, và họ yêu cầu người hỏi đi vào "lĩnh vực chuyên môn" của tập tài liệu đã soạn sẵn và trả lời.
   VN thì muốn giảm nợ xuống thì qua bên Đức mà học kinh nghiệm thay vì quanh năm mơ háo danh là thành phố này phải là trung tâm tài chính sánh ngang Hồng Kông, thành phố kia phải là thay thế Singapore trong tương lai, chắc là phải đi vay và đầu tư cần mấy chục nghìn tỷ $ cho đủ giấc mơ hão huyền đó. Tôi hay cảnh báo rồi, là phát triển kinh tế nếu giữ được mức nợ thấp vừa phải là đừng vượt quá 45% so với sản lượng GDP thì sẽ tìm kiếm được lãi suất thấp, và nó tự động kéo tất cả các mức lãi suất thương mại trong nước xuống thấp mà khỏi cần phải chuyên gia kinh tế vĩ mô, vi mô nào lý giải cả.

Pallet ở tại Hà Nội
pallet

Pallet nhựa được làm từ nhiều loại nhựa khác nhau, chủ yếu là từ Polyethylene và Polypropylene. Quy trình sản xuất pallet nhựa bao gồm các bước sau đây: Sơ chế nguyên liệu: Những loại nhựa được chọn lọc phù hợp được nghiền và hỗn hợp để tạo ra bột nhựa đồng đều. Ép đùn: Bột nhựa được đưa vào máy ép đùn và gia nhiệt để tạo thành tấm nhựa có độ dày và kích thước mong muốn.Cắt và gia công: Tấm nhựa được cắt thành kích thước pallet mong muốn và được gia công để tạo ra các cạnh bo tròn, lỗ thông gió v.v.Kiểm tra chất lượng: Các pallet mới được sản xuất sẽ được kiểm tra chất lượng bằng cách đo đạc kích thước, trọng lượng và quy cách, đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu đặc biệt của khách hàng.Sản phẩm pallet nhựa sau khi qua các bước trên thường có độ bền cao, chịu lực tốt, chống nước, chịu được sự tác động của môi trường và dễ dàng vệ sinh giúp cho công việc vận chuyển hàng hóa trở nên thuận tiện và an toàn hơn.

0 nhận xét